Những chuyến đi bảo vệ Bác Hồ của tướng quân Phùng Thế Tài

Những chuyến đi bảo vệ Bác Hồ của tướng quân Phùng Thế TàiThượng tướng Phùng Thế Tài năm nay đã trên 90 tuổi. Trời cho ông một sức khỏe hiếm thấy và sự minh mẫn, tinh tường cũng vào loại hiếm. Tiếp tục đọc

Sự phát triển của nghề bảo vệ

Nghề bảo vệ có lẽ đã phát triển rộng rãi ngoài xã hội và được công nhận từ khá lâu tại Việt Nam, nó được Chính phủ qui định là một ngành nghề có điều kiện và nhân viên được các cơ quan Công an có thẩm quyền giao trách nhiệm đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho người lao động như những ngành nghề khác. Tiếp tục đọc

Mất xe của khách, nhân viên bảo vệ có chịu trách nhiệm?

Có rất nhiều vụ khách đến nhà hàng, vũ trường… gửi xe cho nhân viên bảo vệ trông nhưng sau đó thì mất xe, khách hàng đòi bồi thường nhưng nhân viên bảo vệ không chịu  trách nhiệm hoặc đổ thừa cho quản lý nhà hàng. Từ đó khách hàng chỉ được đền bù với giá rẻ mạt hoặc mất trắng và niềm tin của khách hàng vào dịch vụ bảo vệ nhà hàng, khách sạn, … bị lung lay. Thực hư tình trạng này ra sao?

Mất xe của khách, nhân viên bảo vệ có chịu trách nhiệm?ảnh minh họa

Mất xe – Quả bóng trách nhiệm thuộc về ai?

Nhiều bảo vệ vô trách nhiệm đổ thừa hậu quả cho quản lý nhà hàng, nhưng quản lý nhà hàng cũng không vừa, lại đá lại cho bảo vệ. Khi không có đường lui, nhân viên bảo vệ cùn viện dẫn mình không có tiền để chỉ có thể đền bù rất ít.

Anh Lê Thanh Hải (ngụ Phan Thiết, Bình Thuận) cho biết tối 27-7 anh cùng nhóm bạn đến chơi tại Gold Club ở đường số 7, P.Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM. Tại đây, anh Hải gửi xe hiệu Air Blade màu đỏ, có phiếu giữ xe hẳn hoi. Sau khi vui chơi ra về, một người bạn trong nhóm bị mệt quá nên anh Hải gọi taxi đưa bạn về nhà và được bảo vệ đồng ý cho gửi lại xe.

Trưa hôm sau, anh Hải trở lại lấy xe nhưng nhân viên bảo vệ nói đã có người đến lấy tối hôm trước. Lúc này anh Hải xuất trình thẻ giữ xe và yêu cầu hai bên đến Công an P.Bình Trị Đông B để khai báo việc mất xe. Tại công an phường, hai bên được hướng dẫn tự thỏa thuận về việc bồi thường. Phía Gold Club một mực cho rằng đã giao quyền kiểm soát bãi xe cho một nhóm bảo vệ, nên nếu để xảy ra mất xe bảo vệ phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, phía bảo vệ nhà xe chỉ đồng ý bồi thường 12 triệu đồng cho chiếc xe mà anh Hải cho rằng trị giá đến 40 triệu đồng nên anh không chấp thuận. Anh Hải quyết định chọn con đường đi kiện để giải quyết vụ này.

Cũng vẫn tình trạng đá qua đá lại quả bóng trách nhiệm giữa bảo vệ và quản lý quán ăn và ra rả kêu không có tiền đền bù khi mất xe, nhân viên bảo vệ thậm chí còn mặc kệ cho khách hàng muốn thưa kiện thế nào cũng được.

Ông Võ Hùng Cường (Việt kiều Mỹ) kể đầu năm nay ông về nước thăm quê. Để tiện đi lại, ông Cường thuê chiếc xe SH (trị giá khoảng 160 triệu đồng). Một hôm, sau khi đi ăn ở quán 143 Ung Văn Khiêm (P.25, Q.Bình Thạnh), ông đưa vé xe để lấy xe về thì nhân viên ở đây bảo: “Xe không có trong bãi”. Ông Cường báo cho quản lý quán ăn và đến công an phường trình báo sự việc. Tuy nhiên vụ kiện không thành phía quán ăn cho rằng bảo vệ giữ xe phải chịu trách nhiệm bồi thường, còn bảo vệ một mực kêu không có tiền và bảo người bị mất xe cứ việc đi thưa.

Hoặc nhận bồi thường ít  hoặc mất trắng

Anh Lê Thanh Hải cho rằng xe anh trị giá khoảng 40 triệu đồng mà chỉ được đền bù 12 triệu đồng là quá bất công. Anh lên xuống cơ quan chức năng nhiều lần để tính chuyện thưa kiện, nhưng phía Gold Club vẫn bảo trách nhiệm thuộc về bảo vệ. Còn phía bảo vệ thì cũng nhận trách nhiệm, đồng ý đền bù đúng trị giá chiếc xe nhưng chỉ trả góp mỗi tháng vài trăm ngàn đồng. Nhẩm tính thủ tục thưa kiện, sau đó hằng tháng phải tìm đến quán (hoặc nhà bảo vệ) lấy vài trăm ngàn đồng, anh Hải bấm bụng nhận 12 triệu đồng tiền đền bù nhưng đến nay vẫn ấm ức trong lòng.

Còn ông Cường loay hoay không biết xử lý ra sao trong khi ông cần phải trở lại Mỹ để giải quyết công chuyện gấp…Thế là ông phải tự bỏ tiền túi ra đền cho chỗ mình thuê xe.

Thu nhập của một nhân viên bảo vệ hiện nay chỉ ở mức đủ sống, quả thật họ khó có thể đền nổi khi mất cả một tài sản lớn như chiếc xe SH. Vì thế cách tốt nhất là nhân viên bảo vệ phải nâng cao cảnh giác, không  để xảy ra tình trạng mất trộm xe. Trong trường hợp “bảo vệ không nhanh bằng tội phạm”, thì nhân viên bảo vệ phải hoàn thành trách nhiệm đền bù của mình theo đúng pháp luật. Việc làm đó vừa giữ uy tín cho cá nhân vừa tăng niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của công ty bảo vệ. Và nếu may mắn, biết đâu sự chân thành, trung thưc… lại khiến người mất xe cảm thông và việc thương lượng cũng trở nên dễ dàng hơn. Tất nhiên nếu xét về tình, phía công ty dịch vụ bảo vệ cũng nên hỗ trợ nhân viên trong việc đền bù những tình huống không ai mong muốn này.

Bật mí những điều ít biết về nghề vệ sĩ

Là giám đốc một Công ty dịch vụ bảo vệ, chuyên đào tạo nhân viên bảo vệ mục tiêu cố định và đào tạo vệ sĩ, không ít lần tôi trực tiếp làm công tác tuyển dụng. Mỗi lần như vậy đều cho tôi một kỉ niệm khó quên và nhận ra một điều: Còn có quá nhiều quan điểm sai lầm về nghề vệ sĩ – một nghề vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam.

Tôi nhớ cách đây khá lâu, khi hỏi một ứng viên khá trẻ tuổi câu hỏi: Tại sao em muốn làm vệ sĩ? Câu trả lời ngây ngô của em làm tôi khá bất ngờ: “Em muốn làm vệ sĩ để được cầm súng bắn nhau như các vệ sĩ trên tivi”.

Xem thêm: Lý do các cô gái nên chọn nghề vệ sĩ để khởi nghiệp

 Bật mí những điều ít biết về nghề vệ sĩ

Thực ra không chỉ có một mình em có quan niệm như vậy. Trên thực tế, khi nhắc đến hai từ “vệ sĩ”, mọi người thường nghĩ đến những con người mặc bộ đồ đen, khuôn mặt lạnh lùng, đeo kính râm và không thể thiếu những bộ đàm hay tai nghe. Những người này thường có cơ thể khỏe mạnh, họ còn là những người có tinh thần thép, nhạy bén, sẵn sàng phản ứng ngăn chặn những mối nguy hại đối với thân chủ của họ. Bên cạnh đó, hình ảnh người vệ sĩ trên phim ảnh thường gắn liền với súng đạn, những pha hành động nguy hiểm, cuộc sống phiêu lưu,… điều đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quan niệm về người vệ sĩ. Tuy nhiên, những suy nghĩ trên không hoàn toàn chính xác. Thực tế, người làm nghề vệ sỹ rất ít khi gặp những tình huống như vậy. Công việc hàng ngày của họ chủ yếu là sắp xếp lịch trình cho thân chủ, kiểm tra địa điểm mà thân chủ sắp viếng thăm hoặc các nhiệm vụ hộ tống. Thậm chí, không như trong những bộ phim, vệ sỹ ở nhiều nơi không được sử dụng súng, họ chỉ dùng những vũ khí như bình xịt hơi cay, roi điện…để bảo vệ cho thân chủ của mình.

Những người nổi tiếng thường bỏ tiền ra thuê vệ sỹ để bảo vệ cho bản thân và gia đình họ. Trong những trường hợp này, công việc chủ yếu của người vệ sỹ là ngăn chặn các vụ đột nhập, bắt cóc, hay bảo vệ thân chủ khỏi những Fan hâm mộ quá khích.

Tuy nhiên, những điều ít biết về nghề vệ sĩ không chỉ có thế, với những vấn đề xung quanh các nữ vệ sĩ còn thú vị hơn nhiều người tưởng tượng.

Nhiều người cho rằng, những người thuê nữ vệ sĩ ban đầu thường khăng khăng đòi các nhân viên bảo vệ phải thật quyến rũ và thực sự hiểu biết. Họ phải là những cô  gái có vóc dáng mảnh khảnh giống người mẫu, phải có bằng lái xe, lại có thể làm việc như một thư kí riêng, biết ngoại ngữ, biết kĩ thuật giao đấu và sử dụng các loại súng. Quan niệm này không sai tuy nhiên nó cũng không hoàn toàn đúng. Nếu như có những khách hàng đòi hỏi như vậy, chúng tôi cho rằng đó là sự kì vọng có phần phóng đại của khách hàng. Và với cương vị của một người đào tạo vệ sĩ, chúng tôi sẽ phớt lờ những đòi hỏi quá đáng và chỉ quan tâm đến những yêu cầu hợp lý. Tuy nhiên, thông thường một người đàn ông muốn thuê một nữ vệ sĩ sẽ không muốn có một người phụ nữ yểu điệu bên cạnh mình.

Cũng xuất phát từ những quan điểm sai lầm như trên mà đã không ít lần tôi gặp phải trường hợp dở khóc dở cười. Có những cô gái rất xinh xắn, ăn mặc yểu điệu, váy vóc thướt tha, chân đi giày cao gót vẫn đến nộp hồ sơ và mong muốn được làm vệ sĩ. Các thiếu nữ này thường tưởng tượng rằng mình sẽ trở thành một nữ vệ sĩ sẽ tuyệt như Uma Thurman trong phim Kill Bill. Và dĩ nhiên, ước mơ của họ thường không trở thành sự thực vì trước khi được đào tạo để trở thành một nữ vệ sĩ, họ phải trải qua một vòng sơ tuyển gắt gao. Chúng tôi không chỉ cần những người có thị lực hoàn hảo mà còn phải có một sự bền bỉ, dẻo dai, khỏe mạnh. Mỗi ứng viên đều phải trải qua bài kiểm tra tâm lý và thể chất thực sự nghiêm túc. Dù các bài tập tương đối đơn giản nhưng nhiều nữ vận động viên chuyên nghiệp cũng không thể hoàn thành tốt.

Không những thế, với mỗi một tổ chức vệ sĩ chúng tôi đều có những nguyên tắc hoạt động riêng. Tuy nhiên, có một điểm chung đó là chúng tôi đều có những lời tuyên thệ nhất định. Những lời tuyên thệ này thể hiện những phẩm chất đạo đức mà mỗi người vệ sĩ cần phải có như:  Phải có trách nhiệm đối với những đồng nghiệp trong ngành bảo vệ; Luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình cũng như làm đúng bổn phận của nghề nghiệp; Khi đã được tin tưởng và nhận trách nhiệm bảo vệ thân chủ, phải sẵn sàng hi sinh bản thân để hoàn thành nhiệm vụ,…

Nghề vệ sĩ là nghề khá thú vị tuy nhiên gắn với nó là những trách nhiệm nặng nề mà không phải ai cũng hiểu. Hi vọng với đôi điều chia sẻ trên đây, các bạn đã có cái nhìn chính xác hơn từ đó hiểu hơn về công việc của người vệ sỹ. Đặc biệt, với những người có ý định gắn bó với nghề này đã có những hình dung nhất định để có thể chuẩn bị những điều cơ bản nhất cho dự định của mình.

Nguyên tắc chung cho nhân viên bảo vệ

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, duy trì kỷ luật lao động và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây.

Nguyên tắc chung cho nhân viên bảo vệ

1. Tuân thủ pháp luật của nhà nước, đồng thời giữ bí mật quốc gia, của công ty và cho khách hàng.

2. Nghiêm chỉnh thực hiện theo phương châm bảo vệ như:

– Ngăn chặn, phát hiện và đối phó kịp thời với các tình huống xảy ra.

– Mục tiêu của nhân viên bảo vệ là: Vì sự an ninh và an toàn tài sản của khách hàng.

– Trong ngôn phong phải lịch sự, tế nhị thể hiện văn hóa và tính chuyên nghiệp. Luôn biết giữ khoảng cách với cán bộ, nhân viên của khách hàng.

3. Tuân thủ quy trình tác nghiệp, kỷ luật lao động, kỷ luật Nhà nước, nghề nghiệp, các quy định của Công ty và của khách hàng liên quan đến hợp đồng dịch vụ bảo vệ.

4. Khi có sự phân công công tác hoặc luân chuyển của cấp trên cần sẵn sàng nhận nhiệm vụ ngay cả khi đang trong thời gian nghỉ.

5. Cần biết phối hợp công tác,chia sẻ thông tin, giúp đỡ các nhân viên bảo vệ khác

6. Khi phải xử lý các tình huống khẩn cấp, các sự kiện khủng hoảng, cần bình tĩnh, nhanh chóng và quyết đoán, đặt lợi ích của khách hàng và công ty lên hàng đầu.

7.  Tham gia các phong trào văn hóa thể thao của đơn vị một cách tích cực nhằm rèn luyện sức khỏe và nâng cao năng lực chuyên môn

8. Thẳng thắng, trung thực trong đấu tranh chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái lợi ích của xã hội, của khách hàng và của cong ty bao ve. Mưu trí, dũng cảm bảo vệ lợi ích chính đáng của mọi người, tích cực góp sức mình vào phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương nơi cư trú và nơi công tác.

9.  Hiểu rõ và biết cách sử dụng các thiết bị, công cụ hỗ trợ làm việc, các công cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy, thiết bị cảnh báo đột nhập, thiết bị an toàn khác được khách hàng lắp đặt tại mục tiêu.

10. Thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời theo quy định của công ty, đồng thời, chịu trách  nhiệm về tính xác thực của thông tin.